Nghệ

Nghệ

[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop” /]

Nghệ

Nguồn dược liệu quý hiếm

 

Từ lâu, nghệ đã được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Hơn nữa, nghệ còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khoẻ nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của chúng.

Dược liệu Nghệ

Công dụng đối với sức khỏe

 

Trong y học, nghệ là một nguồn dược liệu quý hiếm, thành phần nổi bật nhất trong nghệ là hoạt chất curcumin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, trong nghệ còn giàu hàm lượng các vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin K, vitamin E, kali, canxi và chất sắt,…

Chính vì giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất nên nghệ có những công dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe và sắc đẹp.

Y học

Công dụng Nghệ

 

Nghệ có công dụng như thế nào:
– Nghệ giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm
– Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường loại 2
– Giúp phòng chống nhiều loại vi rút gây hại cho cơ thể
– Giúp làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)
– Giúp làm giảm mức cholesterol xấu “LDL” trong máu
– Nghệ có khả năng phòng chống bệnh Alzheimer
– Giúp giảm đau do viêm khớp
– Ngăn ngừa sự phát triển của ung thư
– Giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
– Nghệ giúp điều trị chứng nhức đầu
– Giúp “đánh bay” những nốt mụn hiệu quả

Quất

Quất

[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop”]

[/dnxte_text_mask]

Quất

Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Quất là loại quả có múi thơm, chua và hơi ngọt và có kích thước tương đương quả nho. Chúng là loại trái cây có vị cam vừa ăn, giàu vitamin C và chất xơ. Chúng cũng chứa một số chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin B phức hợp, mangan, đồng và canxi…

Ngoài ra, hạt ăn được của quất có chứa chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Chúng cũng có tỷ lệ nước cao. Những điều này làm cho chúng trở thành một món ăn nhẹ hoàn hảo và tiện dụng để cung cấp năng lượng và hydrat hóa tức thì. Mọi người sử dụng quất trong nhiều công thức nấu ăn khác nhau như salad, tương ớt, mứt cam, bánh mì, kẹo và nhiều món khác.

Dược liệu Quất

Công dụng đối với sức khỏe

 

Quất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch. Do hàm lượng chất xơ cao, chúng cũng có thể hỗ trợ điều trị rối loạn đường ruột và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Vỏ và hạt của quất đều có thể ăn được. Quất chứa hàm lượng nước hợp lý. Nó làm cho chúng trở thành một lựa chọn ăn nhẹ tuyệt vời có hàm lượng calo thấp nhưng vẫn no. Chúng có thể làm mới và dưỡng ẩm ngay lập tức cùng một lúc.

Y học

Công dụng Quất

 

Quả quất có tác dụng gì đối với sức khỏe:
– Cải thiện và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
– Hàm lượng chất xơ cao trong quất giúp tăng cường sức khỏe đường ruột
– Quất rất giàu chất béo lành mạnh giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim
– Giàu chất chống oxy hóa, cải thiện khả năng miễn dịch
– Tác dụng chống viêm
– Tác dụng kháng khuẩn
– Cải thiện sức khỏe của mắt
– Có thể điều chỉnh rối loạn tâm trạng
– Cải thiện sức khỏe xương
– Ngăn ngừa tăng cân và béo phì

Diệp Hạ Châu

Diệp Hạ Châu

[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop”]

[/dnxte_text_mask]

Diệp Hạ Châu

Thảo dược có tác dụng bảo vệ lá gan

 

Diệp hạ châu là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30cm, có khi đến 60 – 70cm. Thân khá nhẵn, mọc thẳng đứng và thường có màu hồng đỏ. Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp sít nhau thành hai dãy. Mặt trên lá có màu xanh lục nhạt, mặt dưới hơi xám, cuống lá rất ngắn.

Hoa mọc ở kẽ lá, cuống ngắn, đơn tính cùng gốc. Quả nang, hình cầu, hơi dẹt và mọc rũ xuống ở dưới lá. Quả có khía mờ và có gai, bên trong chứa hạt hình 3 cạnh. Chính vì quả nằm ở dưới lá nên loài cây này có tên gọi là diệp hạ châu (diệp = lá, hạ = dưới, châu = quả).

Mùa hoa vào tháng 4 – 6, mùa quả thường khoảng tháng 7 – 9.
Ở Việt Nam, chi này có khoảng 40 loài nhưng đáng chú ý là Phyllanthus urinaria L. (diệp hạ châu hay chó đẻ răng cưa, quả có gai) và P. niruri L. (thường gọi là cây chó đẻ, quả nhẵn).

Dược liệu Diệp Hạ Châu

Công dụng đối với sức khỏe

 

Theo y học cổ truyền, cây diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

Trong dân gian, diệp hạ châu đã được dùng để chữa viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản hầu ứ huyết đau bụng, trẻ em tưa lưỡi (giã cây tươi, lọc nước nước rồi bôi lên lưỡi), chàm má (giã nát đắp). Ngoài ra, dược liệu này còn dùng trong điều trị bệnh gan, sốt, rắn rết cắn.

Ở Ấn Độ, người ta thường dùng diệp hạ châu để thay thế cho cây chó đẻ P. niruri, trị khó tiêu, lỵ, phù, bệnh đường niệu – sinh dục, bệnh lậu và hỗ trợ người bệnh đái tháo đường. Ngày nay, dược liệu này có mặt trong nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc dùng để trị chứng thấp nhiệt (nóng trong người, chán ăn, nặng nề, táo bón, mụn nhọt, vàng da…) thường thấy ở người bị viêm gan siêu vi B, rối loạn chức năng gan.

Y học

Công dụng Diệp Hạ Châu

 

Các bài thuốc có chứa Diệp hạ châu:
– Chữa viêm gan B
– Chữa viêm gan, vàng da
– Chữa xơ gan cổ trướng
– Chữa nhọt độc sưng đau
– Chữa trẻ em tưa lưỡi
– Trị ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt

Dược liệu có tính mát nên những người dễ đầy bụng, tiêu lỏng, sợ lạnh không nên dùng. Không nên sử dụng liên tục Diệp hạ châu.

Diệp hạ châu hay cây chó đẻ là vị thuốc có hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, vị thuốc này chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị các bệnh kể trên. Bạn đọc không tự ý ngưng thuốc điều trị, đồng thời khi sử dụng thêm cần tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Quế

Quế

[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop”]

[/dnxte_text_mask]

Quế

Thảo dược cho những vị thuốc thơm nồng

Quế là một loại cây khá quen thuộc với đời sống, vừa có thể dùng làm gia vị vừa là một vị thuốc từ xa xưa đến nay. Trong chi Cinnamomum có rất nhiều loài quế khác nhau. Trên thế giới, hai loài phổ biến được biết đến là:
– Quế Trung Quốc (tên khoa học là Cinnamomum cassia Blume)
– Quế Srilanka, hay quế quan (tên khoa học là Cinnamomum zeylanicum Nees)

Ở Việt Nam, tại các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An cũng có một loài quế quý với tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees. Đây là một loài cây thân gỗ với lá thường xanh, có quan hệ họ hàng gần với loài ở Trung Quốc hơn so với Srilanka mặc dù thuộc cùng một chi thực vật. Lá có hình trứng hai đầu hẹp lại, hơi nhọn. Hoa màu trắng mọc thành cụm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch hình trứng dài.

Vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, thảo mộc dưỡng da… Lá cây có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…

Dược liệu Quế

Công dụng đối với sức khỏe

 

Trong Tây y: Tác dụng của quế gồm kích thích tuần hoàn máu (lưu thông huyết), tăng cường hô hấp. Ngoài ra, nó còn gây co mạch, tăng bài tiết, co bóp tử cung và tăng nhu động ruột. Tinh dầu quế có tính sát trùng mạnh.

Trong Đông y: Công dụng của quế được biết đến như chữa đau mắt, ho hen, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, đau bụng tiêu chảy, đái tháo đường… Tuy nhiên, một số người dùng đã gặp phải tác dụng phụ khiến bệnh nặng thêm. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi muốn sử dụng. Khi sử dụng, dược liệu này có thể phối hợp với các vị thuốc khác hoặc dùng riêng một mình.

Y học

Công dụng Quế

 

Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, hơi có độc, quy vào kinh can và thận. Theo tài liệu cổ, vị thuốc này có tác dụng bổ mệnh môn tướng hỏa, trị cố lãnh trầm hàn, dùng chữa chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi, đau bụng, khó tiểu.

Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đối với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.
Một số đối tượng nên thận trọng hoặc không dùng dược liệu này:
– Không dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
– Không dùng lượng lớn bột quế vì có thể bay vào mũi gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp.
– Người âm hư dương thịnh không được dùng.

Trần bì

Trần bì

[dnxte_text_mask admin_label=”Slogan” thumbnail_image_mask=”https://www.khoaminh.vn/wp-content/uploads/2022/07/Khoa-Minh-Green-Leaf-Background.jpg” background_image_position=”center” background_image_repeat=”round” text_mask=”Your health is your life” _builder_version=”4.9.7″ _module_preset=”default” text_mask_font=”Alex Brush|700|||||||” text_mask_text_align=”center” text_mask_font_size=”120px” custom_margin=”0px||0px||false|false” custom_padding=”0px||0px||false|false” link_option_url=”#” text_mask_font_size_tablet=”90px” text_mask_font_size_phone=”69px” text_mask_font_size_last_edited=”on|desktop”]

[/dnxte_text_mask]

Trần bì

Vị thuốc nên có trong nhà

 

Trần bì không phải tên của một loại cây. Đây là tên một vị thuốc lấy từ vỏ cam quýt chín có tên khoa học là Citri Reticulatae Pericarpium (CRP) – pericarpium citri reticulatae (PCR).

Theo y học cổ truyền tên “trần bì” bao gồm “trần = cũ, lâu năm..”, “bì = vỏ” ý nói loại vỏ để lâu năm. Trần bì khô để càng lâu càng tốt, có loại 3 năm, 5 năm, 10 năm thậm chí 30 năm.

Có loại trần bì giữ nguyên cỏ lớp vỏ trắng phía trong. có loại thì bỏ chỉ giữ lại lớp vỏ mỏng bên ngoài. Mỗi loại sẽ có tác dụng khác nhau.

Ngoài ra còn có thanh bì cũng là vị thuốc lấy từ vỏ cam quýt nhưng là loại còn non, xanh. Tác dụng cũng khác nhiều so với trần bì.

Dược liệu Trần Bì

Công dụng đối với sức khỏe

 

Từ hàng ngàn năm ở Trung Quốc, trần bì đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng để điều trị buồn nôn, nôn, khó tiêu, thiếu máu, tiêu chảy, ho, long đờm, v.v. CRP có tác dụng dược lý rộng rãi như có tác dụng có lợi cho hệ tim mạch, tiêu hóa và hô hấp, kháng u, chống oxy hóa và chống viêm; và tác dụng bảo vệ gan và thần kinh.
– Trần bì tốt cho tiêu hóa và hô hấp
– Ứng dụng trần bì trong điều trị bệnh lý Tim mạch
– Trần bì với các bệnh rối loạn chuyển hóa và béo phì
– Kháng khuẩn
– Chống viêm thần kinh

Y học

Công dụng Trần Bì

 

Mặc dù trần bì an toàn trong sử dụng nhưng vẫn có nhưng lưu ý khi bạn lựa chọn sử dụng trần bì. Theo quan niệm đông y, những đối tượng sau không nên dùng trần bì: Âm hư, dương hư, chứng thoát, không thấp, không trệ, không đàm thì ít dùng. Người âm hư ho khan không có đờm, thổ huyết không dùng Trần bì.

Tốt nhất bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng trần bì tại nhà.